Thứ Tư, Tháng Năm 1
Shadow

Cách tính toán về đầu tư và thời gian hoàn vốn của hệ thống năng lượng mặt trời

Hiện nay nhiều nhà đầu tư, chủ các nhà máy, công ty đã dần nhận thấy tính hiệu quả của việc đầu tư năng lượng mặt trời thay vì dùng điện năng. Lựa chọn này không chỉ giúp bạn tiết kiệm nhiều chi phí cho hóa đơn tiền điện hàng tháng, còn đem lại nhiều lợi ích cho đơn vị. Cùng xem cách tính toán về đầu tư và thời gian hoàn vốn của hệ thống năng lượng mặt trời qua chia sẻ chi tiết của bài viết dưới đây từ Intech Solar nhé!

Cách tính toán về đầu tư và thời gian hoàn vốn của hệ thống năng lượng mặt trời

Cách tính chi phí đầu tư hệ thống năng lượng mặt trời

Một hệ thống năng lượng mặt trời khi lắp đặt sẽ mất chi phí cho nhiều hạng mục và tùy theo diện tích, công suất hệ thống lắp đặt. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí đầu tư hệ thống điện mặt trời bao gồm: giá mua tấm pin mặt trời, hời hạn mua, thời hạn thanh toán, nhan công lắp đặt, thiết bị chuyển đổi,…

Theo thống kê, giá trung bình lắp đặt, đầu tư cho một dự án điện mặt trời ở Việt Nam cho 1kWp nhà dân trung bình từ 20 triệu đến 30 triệu đồng (tính tại thời điểm năm 2022). Chi phí thực tế sẽ còn thấp hơn khi các nhà cung cấp có nhiều ưu đãi tốt cho khách hàng, đi kèm nhiều dịch vụ tiện ích hỗ trợ hơn. 

  • Dự toán các hạng mục cần đầu tư cho một hệ thống năng lượng mặt trời theo từng phần như sau:

  • Chi phí mua tấm pin lắp đặt 50% 

  • Chi phí mua Biến tần 25%

  • Chi phí mua hệ thống cân bằng, khung định hình lắp tấm pin 17%

  • Chi phí thuê nhân công lắp đặt, cài đặt 8%.

Cách tính chi phí đầu tư hệ thống năng lượng mặt trời

Cách tính toán thời gian hoàn vốn của hệ thống năng lượng mặt trời

Hệ số giờ nắng trung bình các tỉnh thành tại Việt Nam – nơi có khí hậu nhiệt đới  là 4 – 5 giờ/ngày. Do đó, sản lượng mỗi ngày hệ thống năng lượng mặt trời sản sinh là:

Sản lượng hệ thống sản sinh (kWh) = công suất hệ thống (kWp) x hệ số giờ nắng (h).

Tính toán thời gian hoàn vốn sau khi đầu tư hệ thống năng lượng mặt trời có thể lấy một ví dụ thực tế như sau:

Một hộ gia đình tỉnh miền TRUNG sử dụng hệ thống năng lượng mặt trời áp mái, nối lưới công suất 3.36 kWp. Trung bình mỗi ngày hệ thống sản sinh 15,12 kWh điện (tính theo công thức trên). => Một tháng hộ gia đình có khoảng 450 kWh điện để sinh hoạt.

Giả sử mỗi tháng hộ gia đình tiêu thụ 500 kWh, thì cần ~ 1.000.000 đồng tiền điện. Với điện năng lượng mặt trời thì chi phí trả điện sẽ được cắt giảm, số điện Điện lực tiêu thụ 50 kWh/tháng, như vậy gia chủ giờ chỉ còn phải trả cho điện lực nhà nước khoảng 90.000 đồng.

Số tiền tiết kiệm được mỗi tháng sẽ khoảng 920,000 đồng, mỗi năm khoảng 11 triệu đồng. Mức đầu tư ban đầu hơn 50 triệu thì sẽ khoảng 4,5 năm là hoàn vốn và sinh lời kể từ năm tiếp theo, là có 20 năm sinh lời.

Cách tính toán về đầu tư và thời gian hoàn vốn của hệ thống năng lượng mặt trời 

Hy vọng với cách tính toán về đầu tư và thời gian hoàn vốn của hệ thống năng lượng mặt trời qua chia sẻ chi tiết của bài viết trên đây hữu ích với bạn. Bạn có thể tự mình tính được chi phí lắp điện mặt trời cần đầu tư và dự kiến thời gian hoàn vốn cho công trình, từ đó đưa ra giải pháp tối ưu, phù hợp nhất. Nếu bạn cần tư vấn thêm về sản phẩm, lắp đặt, hãy liên hệ với Intech Solar – công ty phân phối, lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời uy tín nhất tại Việt Nam để để được hỗ trợ sớm nhất.

Xem thêm:

Cách tính toán thời gian hoàn vốn của hệ thống năng lượng mặt trời

Cách tính toán về đầu tư và thời gian hoàn vốn của hệ thống năng lượng mặt trời

Cách tính toán hiệu quả đầu tư của hệ thống năng lượng mặt trời

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *